Không tiêm văcxin, nhiều trẻ mắc bệnh ho gà thể nặng / Cứu sống hai em bé ho gà biến chứng nặng
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015 về tỷ lệ bệnh ho gà tại 19 nước trong đó có 4 nước thu nhập trung bình khá và 15 nước thu nhập cao, cho thấy dịch gia tăng tại 5 nước gồm Australia, Chile, Bồ Đào Nha, Anh và Mỹ. Trong số này trừ Chile, các nước còn lại đã chuyển từ sử dụng văcxin ho gà toàn tế bào sang văcxin ho gà vô bào và đây được cho là căn nguyên khiến dịch bùng phát. suc khoe gia dinh
Nghiên cứu của WHO tại 4 nước dùng văcxin vô bào cho thấy nguyên nhân chính bùng phát dịch ho gà là văcxin giảm hiệu quả bảo vệ dẫn đến tích lũy số ca bệnh và thành dịch theo chu kỳ dù tỷ lệ chích ngừa cao. Sự bùng phát dịch chưa thấy xuất hiện tại các nước dùng văcxin ho gà toàn tế bào và có tỷ lệ tiêm chủng cao. Chile dùng văcxin ho gà toàn tế bào nhưng dịch vẫn xảy ra do tỷ lệ bao phủ văcxin thấp.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, ở Việt Nam, văcxin ho gà toàn tế bào là Qiunvaxem 5 trong 1 (tiêm miễn phí), còn văcxin ho gà vô bào là văcxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đang được tiêm dịch vụ.
Ảnh: N.Phương.
Theo phó giáo sư Lân, tại Mỹ trước khi có văcxin, bệnh ho gà hàng năm khiến hơn 200.000 người mắc và 10.000 người tử vong. Sau khi văcxin ho gà toàn tế bào được đưa vào sử dụng, trong năm 1976 tỷ lệ mắc giảm đến 95%. Tuy nhiên từ năm 1990 nước này chuyển sang dùng văcxin ho gà vô bào, dịch bắt đầu bùng phát về sau. Dịch có xu hướng xảy ra theo chu kỳ và nặng nhất vào những năm 2005, 2010 và 2014. Nguyên nhân do giảm miễn dịch bảo vệ của văcxin vô bào và sự tích lũy các ca này theo từng năm.
Dịch ho gà năm 2014 tại Mỹ được cho là lớn nhất trong vòng 50 năm qua. Ngay cả khi đã bổ sung lịch tiêm nhắc lại nhiều mũi ngoài 3 liều cơ bản, tiêm nhắc lại cho trẻ 4-6 tuổi, 11-12 tuổi và cả phụ nữ mang thai, hiện tại Mỹ vẫn ghi nhận 10.000 -40.000 ca bệnh và 10-20 trường hợp tử vong mỗi năm.
WHO khuyến cáo các nước duy trì lịch chích ngừa không quá 4 mũi văcxin ho gà toàn tế bào, không nên chuyển đổi sang văcxin vô bào trừ trường hợp cần tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.
Tại Việt Nam, lịch tiêm văcxin Quinvaxem hiện nay là 3 mũi cơ bản cho trẻ ở tháng tuổi thứ 2, 3, 4 và một mũi vào lúc 18 tháng tuổi. “Hơn 30 năm qua Việt Nam đã kiểm soát tốt bệnh ho gà bằng văcxin toàn tế bào. Nếu nay thay bằng văcxin có thành phần ho gà vô bào cần lường trước khả năng bùng phát dịch”, phó giáo sư Lân cho biết.
Với văcxin ho gà toàn tế bào (trước đây là văcxin DPT, nay có Quinvaxem), tỷ lệ gặp phản ứng phụ nhẹ như sốt dưới 38,5 độ C, sưng đau tại chỗ tiêm nhiều hơn văcxin vô bào, gây tâm lý lo ngại cho cha mẹ. Tỷ lệ phản ứng nặng của hai loại văcxin này như nhau. Tin nhanh
Văcxin ho gà toàn tế bào đã được sử dụng trên 70 năm tại 138 nước. Trong đó Quinvaxem có gần 10 năm nay, 450 triệu liều đã được tiêm cho trẻ em tại 94 nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét